Giao tiếp ngôn ngữ là quá trình tương tác lẫn nhau giữa người nói và người nghe. Các phát ngôn lệ thuộc vào niềm tin và ý định của người nói, vào sự chờ đợi, sự suy luận của người nghe, vào vốn hiểu biết chung giữa người nói và người nghe. Tuỳ theo ngữ cảnh mà cùng một phát ngôn có thể được lĩnh hội một cách khác nhau. Cũng tuỳ theo ngữ cảnh mà những thành tố được vận dụng trong đó sẽ có nội dung ngữ nghĩa xác định. Khi được vận dụng trong giao tiếp, nghĩa của tục ngữ nói chung sẽ được hiện thực hoá. Điều này cho thấy khảo sát nghĩa của tục ngữ không chỉ nên dựa vào văn bản mà còn cần phải tìm hiểu chúng trong ngữ cảnh.
Trong phần tiểu luận của quyển "Tục ngữ Việt Nam" Chu Xuân Diên có viết: "trong sáng tác dân gian của mỗi dan tộc, tục ngữ là thể loại có mối quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn tiếng nói của nhân gian. Tục ngữ được sáng tạo ra trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu tổng kết và phổ biến kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của quần chúng lao động ..."
Trong phần tiểu luận của quyển "Tục ngữ Việt Nam" Chu Xuân Diên có viết: "trong sáng tác dân gian của mỗi dan tộc, tục ngữ là thể loại có mối quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn tiếng nói của nhân gian. Tục ngữ được sáng tạo ra trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu tổng kết và phổ biến kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của quần chúng lao động ..."
0 nhận xét:
Đăng nhận xét