Tp.HCM đang trong xu thế phát triển kinh tế –xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ rất cao. Và quá trình này được định hướng sẽ gia tăng nhanh hơn nữa trong 10 năm tới. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển này là vấn đề gia tăng ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu cho toàn xã hội.
Tp.HCM với hơn 7 triệu dân, là nơi tập trung hàng trăm ngàn nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, chợ, siêu thị, công sở, văn phòng, trường học, 84 bệnh viện, 400 trung tâm y tế và phòng khám đa khoa, và hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn, vừa và nhỏ) nằm trong và ngoài 15 khu công nghiệp và khu chế xuất... Mỗi ngày, Tp.HCM thải ra khoảng 6.000 -6.500 tấn chất thải rắn đô thị. Trong đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị khoảng 3.500 -4.500 tấn/ngày, từ các cơ sở công nghiệp và y tế khoảng 800 -1.200 tấn/ngày. Bên cạnh đó, còn có khoảng 700 -1.200 tấn chất thải rắn xây dựng (xà bần) và 700 -900 tấn chất thải rắn công nghiệp, trong đó có khoảng 150 -200 tấn chất thải nguy hại.
Địabàn Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung, không có nhiều các nhà máy xí nghiệp áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải mặc dù lợi ích của chúng mang lại là rất lớn. Thực tế cho thấy hầu hết các loại chất thải rắn nhất là plastic đều được chôn lấp tại hai bãi chôn lấp chính của thành phố là bãi chôn lấp Đông Thạnh và Gò Cát. Hoạt động này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, ô nhiễm mùi... Hơn nữa, sức chứa của các bãichôn lấp cũng hạn chế.
Một trong các biện pháp góp phần giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn –tái chế và tái sử dụng hợp lý chất thải, trong đó quan trọng nhất là đối với chất thải plastic. Công tác này giúp mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu cho ngành sản xuất công nghiệp sản phẩm plastic.
Click Download
[Luận văn] Nghiên cứu và đề xuất các công nghệ tái chế khả thi chất thải rắn plastic trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
[Luận văn] Công nghệ môi trường
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét