Theo văn bản của UBND Tỉnh Bình thuận và của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hợp tác xã (HTX) Lâm Nông nghiệp Suối Kiết được phép quản lý 861,3 ha đất tại tiểu khu 332. Đây là vùng cây Lá Buông mọc tự nhiên tương đối tập trung, có thể nói là vùng duy nhất tại Bình Thuận. Uỷ Ban ND Tỉnh Bình Thuận cho phép HTX quản lý rừng cây lá Buông với mục tiêu “quản lý, bảo vệ, phục hồi, nuôi dưỡng, trồng và phát triển khu rừng lá Buông nhằm phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái”.
Kiểm điểm lại từ khi được giao quản lý (2003) HTX chỉ thực hiện được phần rất nhỏ mà mục tiêu trong công văn cũng như dự án đề ra: ký hợp đồng thuê khoán nhận đất với các hộ xã viên và đóng góp các loại thuế với nhà nước. Các nhiệm vụ về chống lấn chiếm đất đai, bảo vệ, phục hồi, nuôi dưỡng, trồng và phát triển khu rừng lá Buông để dẫn tới quản lý bền vững khu rừng này là chưa thực hiện được chủ yếu là do chưa tìm được một phương thức quản lý phù hợp. Do nhiều yếu tố tác động như thiếu đất canh tác và đất ở, do được giá của cây Cao su, do khai thác và quản lý chưa tốt, do nhu cầu nguyên liệu làm hàng xuất khẩu tăng mà số diện tích cây lá Buông ở đây đang bị đe dọa, dẫn đến diện tích rừng lá Buông dần dần bị thu hẹp, khó phục hồi, có thể bị xóa sạch.
Muốn bảo vệ nguồn tài nguyên hiện này phải tìm ra những phương thức quản lý hữu hiệu dựa trên sự tham gia của người dân. Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đế quản lý rừng đặc thù như rừng lá Buông. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý rừng lá Buông (một loại lâm sản ngoài gỗ) dựa vào cộng đồng tại Suối Kiết, Tánh Linh, Bình Thuận” mang tính cấp thiết và thời sự.
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu “Xây dựng các biện pháp quản lý rừng lá Buông dựa vào cộng đồng để khai thác, sử dụng, phát triển nguồn tài nguyên này một cách bền vững góp phần tăng thu nhập và cải thiện sinh kế của người dân tại HTX Lâm nông nghiệp Suối Kiết, Tánh Linh, Bình Thuận.
Nếu xây dựng một mô hình quản lý được chấp thuận bởi các nhóm liên quan sẽ không những phát triển, bảo tồn được rừng lá Buông theo hướng bền vững mà còn góp phần vào giảm nghèo cho dân cư đang phụ thuộc vào tài nguyên rừng lá Buông nơi đây, làm cơ sở tiến tới xây dựng một làng nghề thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu lá Buông tại chỗ.
Click Download
[Luận văn] Nghiên cứu xây dựng các biện pháp quản lý rừng lá buông dựa vào cộng đồng tại Suối Kiết, Tánh Linh, Bình Thuận
[Luận văn] Nông - lâm - ngư
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét